0

Trầm cảm có thể lây lan? Tại sao không? | Safe and Sound

Trầm cảm là một vấn đề tâm lý và sức khỏe tâm thần, ngày càng phổ biến trong xã hội ngày nay. Vậy điều gì khiến trầm cảm phổ biến như vậy? Căn bệnh này có lây không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau nhé!

Vi Nguyễn Duy Minh | Chuyên viên - Viện tâm lý và sức khỏe tinh thần SnS

Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng và Phát triển

1. Đối tượng dễ mắc trầm cảm

Mọi người đều có nguy cơ mắc trầm cảm. Tuy nhiên, những đối tượng sau có khả năng mắc trầm cảm cao hơn:

  • Phụ nữ sau sinh dễ mắc trầm cảm do sự thay đổi nồng độ các hoocmon trong cơ thể, cũng như áp lực chăm sóc trẻ nhỏ. Ngoài ra, sự thiếu quan tâm từ người thân càng làm tăng nguy cơ này.

Ảnh 1: Phụ nữ sau sinh có nguy cơ cao mắc trầm cảm

  • Gia đình có tiền sử trầm cảm.
  • Người từng trải qua cú sốc tâm lý lớn (mất người thân, bị bạo hành...).
  • Từng mắc các bệnh về tim mạch, não bộ, tiểu đường... hoặc từng hứng chịu chấn thương ảnh hưởng não bộ.
  • Duy trì lối sống thiếu lành mạnh (lạm dụng chất kích thích, đồ uống có cồn và mạng xã hội; chế độ ăn thiếu dinh dưỡng; thường xuyên thiếu ngủ).
  • Đối mặt với áp lực (công việc, học tập) trong thời gian dài và liên tục.

2. Trầm cảm lây lan như thế nào?

Vấn đề tâm lý này lây lan dễ hơn nhiều người nghĩ. Nghiên cứu do giáo sư Jonathan Flint của Đại học Oxford (Anh) cùng nhiều nhà khoa học ở Đại học Virginia Commonwealth (Mỹ) và Trung Quốc thực hiện trên 10.500 phụ nữ Trung Quốc đã chỉ ra, những người có người thân (ông bà, cha mẹ, anh chị em) từng bị trầm cảm đối mặt nguy cơ cao gấp 3 lần người bình thường. Như vậy, trầm cảm có yếu tố di truyền.

Ngoài ra, nghiên cứu bởi tiến sĩ Gerald Haeffel và Jennifer Hames (2014) đã kết luận, cảm xúc tiêu cực khi bị trầm cảm có thể lây lan tới những người xung quanh. Cụ thể, nghiên cứu được thực hiện trên 103 cặp bạn cùng phòng trường đại học, trong khoảng thời gian 3 và 6 tháng. Bên cạnh đó, trầm cảm có thể lây lan qua các con đường sau:

  • So sánh xã hội: Chúng ta có xu hướng xác định giá trị, cảm xúc bản thân dựa trên cảm xúc những người có tương tác với chúng ta. Điều này dễ tạo ra cảm giác mặc cảm, đặc biệt với những người có xu hướng suy nghĩ tích cực và hình ảnh trên mạng xã hội thường được chọn lọc kỹ để chỉ phô bày những mặc tốt của chủ thể. Đây là tiền đề của nhiều vấn đề tâm lý và sức khỏe tâm thần, bao gồm trầm cảm.

Ảnh 2: Mạng xã hội làm tăng nguy cơ trầm cảm

  • Diễn giải cảm xúc: Nói cách khác, đó là khi chúng ta quá nhạy cảm trong giao tiếp và diễn giải cảm xúc của đối phương theo hướng tiêu cực hơn thực tế cảm nhận của họ.
  • Đồng cảm quá mức (với người trầm cảm): Đồng cảm là cần thiết. Tuy nhiên, đôi khi chúng ta đặt bản thân quá sâu vào câu chuyện và dần hứng chịu các triệu chứng của trầm cảm.

3. Làm sao để không bị lây trầm cảm?

Như đã nói, bạn có nguy cơ mắc trầm cảm cao nếu tiếp xúc thường xuyên và liên tục với những cảm xúc tiêu cực. Do đó, hãy hạn chế ở gần (nhất là ở cùng phòng, làm việc, giao lưu) cùng những người có xu hướng suy nghĩ tiêu cực hoặc đang đối mặt với các vấn đề tâm lý. Tuy nhiên, bạn vẫn nên dành thời gian lắng nghe và định hướng họ tìm đến các chuyên gia tâm lý nếu cần thiết. Miễn là không dành quá nhiều thời gian, bạn sẽ ổn.

Ngoài ra, hãy cẩn thận và tỉnh táo khi sử dụng mạng xã hội. Nhớ rằng không phải tất cả những gì bạn nhìn thấy trên mạng xã hội đều chính xác và phản ánh đúng về chủ thể của bài đăng đó. Tóm lại, trầm cảm là bệnh có thể lây. Vì vậy, hay lưu tâm hành vi và cảm xúc của người khác, cũng như cách chúng ảnh hưởng tới cảm xúc của bản thân.

Các phương pháp trị liệu tâm lý, đặc biệt là CBT (Cognitive Behavioral Therapy), đã chứng tỏ được hiệu quả trong việc điều trị và trị liệu tâm lý. Phương pháp này tập trung vào việc thay đổi cách suy nghĩ và hành vi tiêu cực. Thông qua hướng dẫn của một chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ tâm lý, bạn sẽ học cách nhận biết và thay đổi những suy nghĩ tiêu cực thành tích cực hơn, giúp cải thiện tâm trạng và tạo ra thái độ tích cực hơn trong cuộc sống hàng ngày.

4. Bác sỹ tâm lý SnS giúp bạn như thế nào?

Chúng tôi biết rằng trị liệu tâm lý đôi khi là một bước khó khăn và cố gắng tìm một chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm thần mới phù hợp với nhu cầu cá nhân và tính cách của bạn có thể là một nhiệm vụ khó khăn và không dễ dàng.

Chúng tôi tin rằng sự kết hợp giữa chuyên gia tâm lý và bác sỹ tâm thần sẽ đem lại hỗ trợ tốt nhất cho bạn. Đội ngũ chuyên gia của Safe and Sound đáp ứng khắt khe các tiêu chuẩn, giúp bạn giải quyết đa dạng các vấn đề tâm lý bao gồm: Trầm cảm sau sinh, lo âu, rối loạn phân liệt cảm xúc, các vấn đề về giấc ngủ, rối loạn cảm xúc, các mối quan hệ, chấn thương tinh thần,…

- Bề dày kinh nghiệm hành nghề với đa dạng vấn đề tâm lý

- Kỹ năng đánh giá, tham vấn và xây dựng kế hoạch hỗ trợ hiệu quả

- Kết hợp linh hoạt các kỹ thuật, phương pháp để hỗ trợ hiệu quả và duy trì kết quả bền vững

Để giúp khách hàng, các chuyên gia của Safe and Sound luôn đồng hành với bạn, giúp bạn:

- Một bộ não tràn đầy suy nghĩ tích cực nhờ loại bỏ được những suy tư không quan trọng hoặc sai lệch.

- Một tinh thần sảng khoái, hết lo âu để bạn có thể tận hưởng những điều tốt đẹp mà cuộc sống ban tặng.

- Một tâm thế tự tin, vững vàng để đưa ra những quyết định nhanh hơn, đúng đắn hơn trong công việc, từ đó gia tăng sức mạnh về tài chính, sự nghiệp và cả sự tự hào.

Bên cạnh đó, Safe and Sound sẽ:

- KHÔNG coi bạn là bệnh nhân: Ngược lại, chúng tôi coi bạn là một người can đảm đang chống chọi với cả một bầu trời u tối đang chực chờ sụp xuống. Chuyên gia của SnS có thể góp thêm với bạn một đôi tay trong nỗ lực này.

- KHÔNG dạy đời bạn: Chúng tôi sẽ cùng bạn nâng dậy nguồn năng lượng tích cực mà lâu nay đã bị quá nhiều áp lực và khổ đau đè sát đất.

- KHÔNG lạm dụng thuốc và hoá dược: Ngược lại, chúng tôi sẽ cùng bạn tìm đến những giải pháp hiệu quả và tự nhiên.

 

: Trầm cảm có thể lây lan? Tại sao không? | Safe and Sound

Đăng ký nhận tư vấn ngay

Nhận tư vấn về sức khoẻ tinh thần từ Safe and Sound